Mặc dù những tác động tàn phá của đại dịch COVID-19 đã chạm đến tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta, đó chỉ là một mối đe dọa toàn cầu mà chúng ta đang đối mặt tại thời điểm chuyển tiếp này trong lịch sử. Phía sau đại dịch—và gắn liền với nó—vẫn là mối đe dọa biến đổi khí hậu đang diễn ra và ngày càng trầm trọng. Cả hai mối đe dọa này tác động không tương xứng đến những người có tình trạng sức khỏe mạn tính và thu nhập thấp hơn, cũng như các cộng đồng da màu. Theo một nghiên cứu gần đây về Sức Khỏe Công Cộng của Harvard T.H. Chan School, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm. Ví dụ, các cộng đồng này phơi nhiễm với ô nhiễm không khí gây biến đổi khí hậu ở mức độ cao hơn các cộng đồng giàu có hơn, làm suy yếu sức khỏe tổng thể và tăng tỷ lệ tử vong do COVID-19 của họ. Mối liên hệ này không phải là mới. Sự xảy ra đồng thời các mối đe dọa toàn cầu nghiêm trọng này chỉ đơn giản làm cho sự bất bình đẳng càng rõ ràng hơn.

Biến đổi khí hậu ở California tiếp tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, cộng đồng và cách sống của chúng ta. Các tác động bao gồm mức độ ngày càng thường xuyên và cực đoan hơn của tình trạng cháy rừng, hạn hán, các đợt nóng, lụt lội, các mối lo ngại về chất lượng không khí và nước, mực nước biển dâng và xói mòn bờ biển, cũng như sự lây lan các bệnh truyền nhiễm.

Theo một cuộc khảo sát gần đây trên toàn tiểu bang do Viện Chính Sách Công Của California (PPIC) thực hiện, đa số người dân California lo ngại về cháy rừng trầm trọng hơn (89%), hạn hán trầm trọng hơn (88%), các đợt nóng trầm trọng hơn (81%) hoặc mực nước biển dâng cao hơn (74%). Các mối lo ngại như vậy được thúc đẩy bởi thực tế là các tác động biến đổi khí hậu như thế này tác động tiêu cực đến nông nghiệp và du lịch ở California.

Người dân California nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu và ý nghĩa của nó đối với tương lai của tiểu bang chúng ta. Cuộc khảo sát trên toàn tiểu bang gần đây do PPIC tiến hành đã phát hiện ra rằng người dân hiểu và ủng hộ chính sách giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, bao gồm luật pháp để giảm phát thải khí nhà kính. Các phát hiện khảo sát quan trọng khác bao gồm:

  • Xem xét đại dịch COVID-19, 74% người dân California ủng hộ luôn luôn đeo khẩu trang nơi công cộng.
  • Hai phần ba người trả lời khảo sát nói rằng ô nhiễm không khí là một mối đe dọa nghiêm trọng, với hầu hết người Mỹ gốc Latinh và người Mỹ gốc Phi cho rằng đó là một mối lo ngại về sức khỏe.
  • Phần lớn người trả lời phản đối việc khoan ngoài khơi và ủng hộ việc bảo vệ các khu bảo tồn biển.

Đa số người dân California ủng hộ các nỗ lực và chính sách hiện tại của tiểu bang được thiết kế để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu:

  • 77% tán thành luật tiểu bang yêu cầu đến năm 2030 phải giảm phát thải khí nhà kính xuống dưới mức 1990 40%.
  • 77% tán thành chính sách về biến đổi khí hậu yêu cầu đến năm 2045 tất cả các xe tải bán ở California không phát thải.
  • 77% tán thành luật yêu cầu đến năm 2045 toàn bộ điện của tiểu bang phải đến từ các nguồn tái tạo.
  • 62% tán thành hệ thống giới hạn và trao đổi tại tiểu bang, được thiết kế để tạo động lực cho các công ty giảm phát thải khí nhà kính.

Hành Động Ngay

Giữa cuộc khủng hoảng COVID-19, người dân California ủng hộ mạnh mẽ các chính sách của tiểu bang để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu. Cuộc khảo sát của PPIC phát hiện ra rằng, so với người dân trên cả nước, người dân California đặt tầm quan trọng của cá nhân lớn hơn vào việc giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu và 73% người dân California sẵn sàng thay đổi lối sống của chính mình để giảm phát thải.

Hãy Ký Tên Vào Đơn Thỉnh Cầu Của Chúng Tôi và Thể Hiện Sự Ủng Hộ Của Quý Vị

Kính gửi Thống Đốc Newsom và Các Nhà Lập Pháp California:

California tiếp tục đi đầu về chính sách biến đổi khí hậu và đã tiếp tục đặt ra các mục tiêu và tiêu chuẩn riêng. Là cử tri California, chúng tôi quan tâm đến môi trường của chúng ta và ủng hộ mạnh mẽ các chính sách về biến đổi khí hậu giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu và chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo của tiểu bang chúng ta cũng làm như vậy.

Một cuộc khảo sát gần đây do Viện Chính Sách Công Của California tiến hành đã phát hiện ra rằng tám trong 10 người dân California nói rằng vấn đề nóng lên toàn cầu là một mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với chất lượng cuộc sống và nền kinh tế tương lai của California; 73% người dân California tán thành các mục tiêu về phát thải của tiểu bang và sẵn sàng thay đổi lối sống cá nhân của họ để giúp điều đó xảy ra.

Chúng tôi kêu gọi quý vị, các nhà lãnh đạo của chúng tôi, tiếp tục chiến đấu, giải quyết tác động kinh tế và môi trường của biến đổi khí hậu và hành động ngay lập tức để đảm bảo một tương lai bền vững cho tất cả chúng ta.

Trân trọng,

Vui lòng điền thông tin của bạn bằng tiếng Anh.
* Thông tin của quý vị sẽ được giữ tuyệt đối an toàn và bí mật

* Đọc thêm kết quả khảo sát tại đây

Các Hệ Thống Năng Lượng Tốt Cho Sức Khỏe

Xây dựng một hệ thống năng lượng tốt cho sức khỏe có nghĩa là tiếp tục thúc đẩy “cuộc cách mạng” năng lượng sạch giúp giảm mức khí thải CO2 trong năng lượng và các hệ thống vận tải để tạo nên các cộng đồng mạnh khỏe hơn. Các hệ thống sản xuất năng lượng gây ô nhiễm như khoan dầu và khí đốt tự nhiên thường mang lại các mối nguy hiểm đặc biệt về sức khỏe và môi trường cho các cộng đồng địa phương. Ví dụ, quá trình thủy lực cắt phá sử dụng một số lượng nước cực lớn và có thể gây ô nhiễm không khí, đất và nước uống của các cộng đồng sống gần đó. 95% các công trình thủy lực cắt phá ở California diễn ra tại quận Kern và cách thức này đang ngày càng phổ biến. Quận Kern cũng là một vùng nông nghiệp nơi phần lớn người dân là người di dân, người da mầu và thu nhập thấp. Điều đó có nghĩa là, tại Quận Kern, tác động của thủy lực cắt phá và khoan dầu thúc đẩy việc hủy hoại môi trường, các vấn đề về sức khỏe cộng đồng và phân biệt chủng tộc. Mặc dù đã có các nỗ lực nhằm ngăn ngừa thủy lực cắt phá và các cách khoan dầu nguy hiểm khác, đây vẫn là một cách thức chưa được quản lý một cách đúng đắn ở California.

Thúc đẩy công lý khí hậu qua các giải pháp năng lượng sạch như điện không dùng than, năng lượng gió và mặt trời sẽ tạo nên nhiều công việc hơn và chống lại biến đổi khí hậu bằng cách giảm khí thải trong khi tiếp tục cung cấp năng lượng cho tất cả mọi người. Đầu tư vào năng lượng sạch sẽ giúp các gia đình tiết kiệm hàng triệu đô la tiền chăm sóc sức khỏe và có thể giảm các bệnh như trụy tim, hen suyễn cũng như các bệnh có thể phòng chống khác được gây nên bởi các nguồn năng lượng ô nhiễm.

Tăng Trưởng Kinh Tế Toàn Diện

Sự hiện diện của các công nghệ xanh sẽ tạo ra các công việc mới. Mặc dù đây là một bước đi đúng đắn, nó cũng có thể gây nguy hại cho các gia đình da mầu phụ thuộc vào thu nhập từ các công việc trong nghành nông nghiệp và xây dựng đang tạo ra số lượng lớn khí thải nhà kính. Nhu cầu chuyển hóa các nghành này sang một dạng xanh hơn đặc biệt cần thiết để giảm ngèo và tiếp tục cung cấp công việc một cách bền vững hơn.

Công lý khí hậu bao gồm cả việc tạo nên các công việc tốt cho môi trường có thể giúp tạo nên các con đường thoát nghèo và dẫn đến một tương lai kinh tế bền vững.

Các Cộng Đồng Bền Vững

Khi chúng ta tiến tới sự bền vững, các cộng đồng da mầu có thể phải chi trả nhiều hơn cho các nhu cầu cơ bản. Các cộng đồng này sẽ chịu ảnh hưởng của các mối lo kinh tế và sự tàn phá môi trường nhiều nhất.

Năm trong số các thành phố nhiều khói nhất tại California cũng là năm thành phố có đông dân cư da mầu và thu nhập thấp nhất. Ngoài ra, các nhóm này cũng tiêu đến 25% tổng thu nhập của họ để mua đồ ăn, điện và nước. Các khu phố trong thành phố ô nhiễm phải đối mặt với nhiệt độ cao hơn (hệ quả của đảo đô thị) và điều này làm gia tăng nguy cơ bệnh tật và kể cả cái chết liên quan đến nắng nóng. Không những thế, các địa phương này cũng cần nhiều điện hơn để làm giảm nhiệt độ không khí và điều này sẽ làm gia tăng chi phí tiền điện, làm cho các gia đình thu nhập thấp khó có thể chi trả nổi.

Ở các vùng nông thôn, các sự kiện thời tiết khắc nghiệt như cháy rừng và ngập lụt chỉ là một số những hệ quả của biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến nghành nông nghiệp, du lịch và công xuất gia đình tại California. Nông dân và ngư dân làm việc để tự cung cấp cũng như kiếm tiền sẽ ngày càng có ít cơ hội để tự nuôi sống mình và có thể sẽ phải chuyển sang một cách sinh sống khác.

Thúc đẩy công lý khí hậu để giảm vết các bon của chúng ta và sử dụng các sản phẩm tốt cho môi trường hơn sẽ giúp cho các cộng đồng của chúng ta trở nên mạnh khỏe và vững vàng hơn một cách bền vững.

Quản Lý Đất và Biển

Để cho họ tự quản lý các vùng đất và biển nơi họ sống cho phép các cộng đòng da mầu và thu nhập thấp xây dựng các nền kinh tế mạnh khỏe và bền vững và giúp các gia đình không bị bắt buộc phải thay đôỉ chỗ ở.

Ô nhiễm và tàn phá ảnh hưởng đến sức khỏe của các cộng đồng này vì họ thường ăn cá được đánh bắt ở các vùng nước ô nhiễm và sống gần các cơ sở gây ô nhiễm nơi họ phải đối mặt với các chất độc và không khí chất lượng kém.

Những người bênh vực cộng đồng đang đóng vai trò tích cực trong tương lai của họ bằng cách là một phần của giải pháp và quyết định điều gì sẽ xảy ra với các vùng đất và nước của họ. Sử dụng các khu vực cây xanh và công viên để trồng đồ ăn tốt cho sức khỏe của cộng đồng là một trong những giải pháp đã được thực hiện. Làm sạch sông và các nguồn nước ô nhiễm khác là một bước tiếp theo để đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho các cộng đồng này.

Thúc đẩy công lý khí hậu và bảo tồn các vùng đất và biển của chúng ta là cách để đảm bảo rằng các thế hệ tương lai sẽ có thể sử dụng các tài nguyên hiện có và sống một cuộc sống mạnh khỏe hơn.

Đầu Tư Chuyển Hóa Khí Hậu

Khi các nhà lập pháp đang tụt lại đằng sau, những người sống trong các khu phố ô nhiễm chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhất đã tụ họp cùng nhau để tìm ra các giải pháp. Những nhà môi trường trẻ tuổi đã bắt đầu các chương trình để nâng cao hiểu biết về các ý kiến xanh và thục phẩm tốt hơn cho sức khỏe.

Đầu tư vào các cộng đồng da mầu thông qua học vấn và tài trợ cho các chương trình làm tăng sự tham gia vào các vấn đề xã hội của các cộng đồng da mầu. Qua sự đại diện mạnh mẽ và số người tham gia bầu cử cao, các cộng đồng này có thể kích thích sự thay đổi chính sách ở mức địa phương và cao hơn bằng cách thúc đẩy các nhà lãnh đạo chính trị theo đuổi các chính sách môi trường bền vững sẽ có lợi cho tất cả mọi người.