Xin liên kết với chúng tôi!

Tại sao chất nhựa lại độc hại?

1. Nhựa không bao giờ bị phân huỷ.

Nhựa là một hợp chất được chế tạo để tồn tại đến muôn đời, vậy mà có tới 33 phần trăm của các đồ nhựa như chai nước, bịch nhưa và ống hút -chỉ dùng một lẩn rồi bỏ. Chất nhựa không thể bị phân huỷ; nó chỉ vỡ ra thành những mảnh nhỏ rồi nhỏ hơn.

» Vật dụng làm bằng nhựa khi phế thải có thể tồn tại trên trái đất cả 2000 ngàn năm hoặc lâu hơn. Nguồn: Digregorio, Bary E. “Khoa Học Căn Bản Chất Nhựa Hiệu Suất: Mirel,” Hoá & Sinh Vật Học 2009

2. Nhựa ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân loại.

Chất hoá học độc hại rò rỉ ra từ nhựa và được tìm thấy trong máu và các mô của hầu hết chúng ta. Những chất độc này khi nhiễm phải sẽ dẫn đến những bịnh như ung thư, dị tật bẩm sinh, làm suy yếu hệ miễn nhiễm, gián đoạn nội tiết và các bịnh tật khác.

» Hai loại nhựa liên quan đến các chất hoá học và là mối quan tâm nghiêm trọng cho sức khoẻ của nhân loại là - Bisphenol-A or BPA, và các phụ chất dùng trong tổng hợp của chất nhựa, được biết đến qua cái tên Phthalates. Nguồn: “Hiểm Hoạ Chất Nhựa: Mối nguy cho sức khoẻ của Nhân Loại và Môi Trường.” Đại Học Tiểu Bang Arizona Viện Phác Thảo Khoa Học 18 Tháng Ba 2010

3. Nhựa làm hư hại nguồn nước ngầm.

Có hàng ngàn các bãi chôn rác trên toàn nước Mỹ, Bên dưới các bãi rác này, là các chẩt hoá học tiết ra từ các vật dụng bằng nhựa và ngấm vào nguồn nước ngầm trong lòng đất, chảy xuôi ra các sông ngòi và suối lạch.

» Những phụ chất và sự phân tán của các sản phẩm phụ trong nhưa tạo cho đất sỏi có nguy cơ bị ô nhiễm trường kỳ, Tạo cho đất có thể trở thành chất hữu cơ ô nhiễm muôn đời. Nguồn: Hopewell, Jefferson; Dvorak, Robert; Kosior, Edward. “Tái Chế Nhựa: Thử Thách và Cơ Hội,” Sinh Vật Học 14 tháng Sáu 2009.

4. Nhựa thu hút các chất ô nhiễm khác.

Các chất hoá học trong nhựa tạo cho nó tính bền bỉ và sự mềm dẻo như (flame retardants, bisphenols, phthalates và những chất hoá học độc hại khác) là những loại dầu độc không tan trong nước và dính vào các chất có tính dầu như các mảnh vụn của nhựa. Vì vậy, những chất hoá học độc hại rỉ ra và tích tụ trên những chất nhựa khác. Đây là một mối quan ngại nghiêm trọng khi mà càng ngày càng nhiều mảnh vụn của nhựa tích tụ lại trên các đại dương trên toàn cầu.

» Khi đụng chạm với các hợp chất polyethylene và chất hoá học gây ô nhiễm ngấm vào môi trường biển, Tôm cá tích tụ những chất hoá học ô nhiễm và gây độc hại cho gan và các mầm bịnh khác. Nguồn: Rochman, Chelsea “Ăn Nhựa Cá bị Ngộ Độc Gan bởi Các chất Hoá Học Nguy Hiểm Truyền Qua" Báo Cáo Khoa Học 2013

5. Nhựa nguy hiểm cho động vật hoang dã.

Động vật hoang dã bị vướng vào nhựa, chúng ăn hoặc nhầm tưởng nhựa là thức ăn nên đã cho con của chúng ăn, và những vật dụng chất nhựa này được tìm thấy ở những nơi hoang sơn rừng rú nhất trên khắp mặt đất. Chỉ riêng trong đại dương của chúng ta nhựa phế thải nhiều hơn những loài thuỷ sản sống phiêu diêu trên các đại dương gấp 36 lần.

» Hơn 200 loài, gồm cả động vật không xương sống, rùa, chim biển và động vật có vú, được thông báo là đã ăn phải hoặc bị vướng mắc vào những chất nhựa phế thải, làm cho sinh hoạt và ăn uống của chúng bị suy giảm, sức sinh sản bị suy thoái, bị thương, lở loét rồi chết. Nguồn: Thompson, Richard C.; Moore, Charles J.; vom Saal, Frederick S; Sưan, Shanna H. “Nhựa, Môi Trường và sức khoẻ Nhân Loại: Thoả Thuận Hiện Tại và Khuynh Hướng Tương Lai,” Sinh Vật Học 14 tháng Sáu 2009

6. Nhựa Chất đống trên mọi nơi.

Hằng năm, người Hoa Kỳ thải ra hơn 30 triệu tấn chất nhựa. Chỉ có 8 phần trăm được tái chế. Số còn lại được thải xuống những bãi rác chôn, bị đốt cháy hoặc trở thành rác rến.

» Hơn năm ngàn tỷ mẫu nhựa nặng hơn 250,000 tấn lênh đênh trên biển. Nguồn: Eriksen, Mảcus; Lebreton, Laurent C.M.; Carson, Henry S.; Thielk Mảtin; Moore, Chảles J.; Boerro, Jose C; Galgani, Francois; Ryan, Peter G.; Reisser, Julia. “Nhựa Ô Nhiễm Đại Dương trên Toàn Cầu.” Plos One 10 tháng 12, 2014

7. Nhựa đầu độc nguồn thực phẩm.

Các thuỷ sản, dù là một loài thụ tạo nhỏ bé nhất cũng ăn phải những mảnh nhựa vụn và hấp thụ chất hoá học độc hại. Những mảnh vụn chất nhựa này đang dần thay thế cho các loài rong rêu cần thiết để duy trì sự sống của các sinh động vật thuỷ sản chuyên ăn các loại rong rêu này.

» chất nhựa độc hại khi được tiêu thụ bởi các loài vật trên biển trở thành những căn nguyên đích thực mà qua đó những chất độc có thể đi vào mạng lưới đồ biển. Nguồn: Andrady, Anthony L. “Mảnh Nhựa trong thế giới Hải Sản,” Thông Tin Ô Nhiễm của Hải Sản 2011

8. Nhựa tốn bạc Tỷ để dọn dẹp.

Mọi chuyện đều bị ảnh hưởng của Nhưa: Từ du lịch, giải trí, kinh doanh, y tế cho nhân loại, súc vật, cho tới chim trời và cá biển. Sự thiệt hại tính bằng hiện kim tiếp tục tăng lên tới con số không thể ước tính.

» Số vốn tổng quát sử dụng vào việc chế tạo các vật dụng chất nhựa cho giới tiêu thụ là 75 triệu mỹ kim hằng năm. Nguồn: Chương Trình Môi Sinh Liên Hiệp Quốc “Nhựa Phế Thải là Nguyên Nhân Thiệt Hại 13 tỷ Mỹ Kim cho biển”